Bạn đang muốn mở một doanh nghiệp? Nhưng quá nhiều lựa chọn và thực sự đang đắn đo không biết hình thức doanh nghiệp nào phù hợp với bạn. Hãy để Vinaglobal.vn giải đáp cho bạn câu hỏi “Khi thành lập công ty nên chọn hình thức doanh nghiệp nào?” nhé!
Trước tiên doanh nghiệp hiện nay chia thành 5 loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy từng đối tượng muốn doanh nghiệp của mình đi theo hướng như nào mà chọn lựa.
Hãy cùng tìm hiểu loại hình doanh nghiệp đầu tiên
Nội dung bài viết
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đứng tên và làm chủ. Chịu hoàn toàn trách nhiệm cho công ty bằng toàn bộ tài sản của cá nhân đó. Tuy nhiên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân.
Khi không có tư cách pháp nhân chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không có những quyền lợi sau:
– Sẽ không được nhân danh pháp luật tham gia các quan hệ một cách độc lập
– Khi có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ giúp phân chia rõ ràng tài sản giữa doanh nghiệp và các thành viên khác.Từ đó có thể bảo vệ tài sản khỏi những khoản nợ của cá nhân khác trong doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể tự do sử dụng tài sản hơn.
– Phân tách rõ ràng giữa các khoản nợ giữa các thành viên trong doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp
– Thành viên trong công ty sẽ được quyền thay công ty thực hiện các hoạt động nhân danh công ty. Chứ không lúc nào cũng phải là chủ của doanh nghiệp đứng ra thực hiện.
Nhược điểm lớn nhất của loại hình này là chủ doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng chính tài sản bạn đang có. Nhưng nếu nhìn theo một cách khác nó cũng có thể là ưu điểm. Khi các khách hàng của bạn sẽ tin tưởng hơn khi hợp tác.
Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất hai thành viên trở lên lên, các thành viên cùng kinh doanh dưới cùng một cái tên.
Các thành viên là những cá nhân chứ không phải tổ chức. Những người góp thêm vốn chịu trách nhiệm đúng bằng số vốn bỏ ra.
Ưu điểm công ty hợp danh:
– Có được tư cách pháp nhân kể từ khi được phê duyệt thành lập công ty
– Do nhiều thành viên đứng tên nên sự uy tín cũng tăng thêm trong mắt các đối tác
– Cấu trúc tổ chức cũng không quá phức tạp khiến việc quản lý dễ dàng
Nhược điểm:
– Không được phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán => Việc kêu một số vốn lớn và tầm nhìn để trở thành một công ty lớn chưa cao
– Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, toàn bộ tài sản của mình.
>>> Xem thêm Công Ty Cổ Phần – Văn bản pháp luật
Công ty cổ phần

Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 thành viên tổ chức hoặc cá nhân. Những thành viên khác góp vốn vào công ty sẽ được gọi là Cổ đông. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng chính phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Các cổ đông cũng có quyền chuyển nhượng lại cổ phần cho người khác trừ những trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của Luật Doanh Nghiệp
Công ty cũng có tư cách pháp nhân ngay khi có giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Ưu điểm của công ty cổ phần:
– Trách nhiệm của các cổ đông chỉ hữu hạn bằng với số vốn bỏ ra.
– Vốn của công ty có thể huy động là vô cùng lớn khi số lượng người góp vốn để trở thành cổ đông là rất nhiều và ít bị hạn chế
– Việc chuyển nhượng vốn và bán cổ phiếu của mình cho người khác vô cùng dễ dàng. Từ đó quyền lực được chuyển giao cho người khác là khá đơn giản.
Nhược điểm
– Quy mô bộ máy rất phức tạp và quá lớn do việc huy động vốn qua cổ phiếu là cực kỳ dễ dàng.
– Việc thành lập công ty cũng khá khó khăn và phức tạp khi những yêu cầu về bộ máy kế toán, chế độ tài chính, sự tuân thủ pháp luật là vô cùng khắt khe.
>>> Xem thêm: Đăng ký doanh nghiệp dễ dàng tại đây
Công ty TNHH Một Thành Viên

Theo định nghĩa chuẩn, Công ty TNHH Một Thành Viên là do một tổ chức hoặc có thể là một cá nhân sở hữu. Họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nghĩa vụ với các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cũng có tư cách pháp nhân kể từ ngày được chính thức thành lập
Ưu điểm:
– Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn bỏ ra
– Cơ cấu tổ chức vừa đủ không quá phức tạp, nhưng được phân quyền hạn rõ ràng các vị trí.
Nhược điểm:
– Vốn điều lệ của công ty không được giảm chỉ được thay đổi tăng lên.
– Không được phát hành cổ phiếu
Công ty TNHH Hai Thành Viên

Công ty TNHH Hai Thành Viên được thành lập bởi ít nhất 2 thành viên. Có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Quy mô nhân viên từ 2- 50 người.
Ưu điểm
– Do có tư cách pháp nhân nên rủi ro về việc thanh toán các khoản nợ được phân chia rõ ràng giữa các thành viên trong phạm vi số vốn góp
– Số lượng thành viên không quá nhiều khiến dễ dàng quản lý
– Chuyển nhượng vốn được quy định rõ ràng chặt chẽ, khiến hạn chế sự xâm nhập của các đối tượng lạ vào công ty.
Nhược điểm
– Trách nhiệm chỉ hữu hạn với số vốn góp nên uy tín trên thương trường bị kém
– Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với hình thức khác
– Không có quyền phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn lớn và uy tín giảm
>>> Xem thêm địa điểm cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại đây
Trên đây là một vài các loại hình công ty tiêu biểu, tùy vào những yêu cầu khác nhau mà bạn muốn. Thì chọn lựa những mở các loại hình công ty khác nhau. Vinaglobal.vn mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích nhiều trong quyết định mở một doanh nghiệp theo hình thức nào. Xin cảm ơn.