Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được miễn, giảm thuế không?

Nếu bạn đang đại diện cho bất cứ cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp nước ngoài thì đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư cực kỳ hấp dẫn tại Việt Nam. Hãy cũng Vina Global tìm hiểu thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam  như thế nào và có được miễn, giảm thuế không nhé? 

1. Quy Định Về Pháp Lý Thành Lập Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư năm 2014 quy định đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Các thủ tục hành chính của Phòng Kinh tế đối ngoại: Xem chi tiết tại đây

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu:

  •  Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  •  Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Bước 2Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

• Ngành, nghề kinh doanh;

• Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 4: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bước 5: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở KH-ĐT cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

3. Thành phần hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có dự án đầu tư với quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm 02 phần:

3.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

dịch vụ thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:

o Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

o Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

o Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

o Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

o Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả
•    Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc (thông báo cho chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)).
•    Thời gian xem xét – cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Xem chi tiết thủ tục đăng ký doanh nghiệp: tại đây

4. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định mới nhất

thành lập công ty nước ngoài

4.1 Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

4.2 Nội dung chi tiết quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
4.2.1. Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

Thứ nhất các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu sau:

–  Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

–  Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

–  Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

–  Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

–  Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

–  Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

–  Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

–  Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

– Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;

–  Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;

–  Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

–  Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

–  Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Thứ hai: Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư sau:

– Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

–  Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thứ ba:  Các  dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư  đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Thứ tư: Các dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên  (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);

Thứ năm: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
4.2.2. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư 

  • Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
  • Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

4.2.3. Về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

  Trường hợp I:  

Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

a) Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP 

b) Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.

Trường hợp II: 

Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy định pháp luật về thình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định mới nhất. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Vina Global. Vina Global tự hào là  đơn vị  tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp nhất. 

thành lập công ty vốn nước ngoài

VINA GLOBAL hoạt động trên lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực, với tiêu chí mang đến những dịch vụ về doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, định cư,… cho quý khách hàng trên toàn cầu.

Với 63 chi nhánh trải dài trên khắp đất nước và một số quốc gia trên thế giới. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng mạng lưới đối tác rộng lớn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Vina Global sẽ đem đến những giải pháp, ưu đãi tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Đến với Vina Global bạn hoàn toàn an tâm bởi:

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở Kế Hoạch Đầu Tư, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Nhanh chóng, chính xác, chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảm bảo 100% ra giấy phép đúng hẹn.

Không phát sinh thêm chi phí khác.

Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà

Quy trình đăng ký được hướng dẫn tận tình, chu đáo.

Tiết kiệm thời gian, chi phí, bạn không phải đi lại nhiều lần.

Mức giá đưa ra luôn tối ưu nhất có thể cho khách hàng.

????Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn về thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hãy liên hệ với Vina Global theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

THÔNG TIN LIÊN HỆ VINA GLOBAL

???? Hệ thống chi nhánh 63 tỉnh thành: https://vinaglobal.vn/lien-he/

Tel: 0869 217 914 – Hotline: 0898 13 63 33

????Email: vinaglobal.vn@gmail.com

????Link đăng ký: http://dangky.vinaglobal.vn/

Kênh chia sẻ thông tin về Vina Global trên Facebook: https://www.facebook.com/SetupAStartup.VinaGlobal/

Kênh chia sẻ thông tin về Vina Global trên Zalo: https://zalo.me/3015067755729328649

Tham gia cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam: Hỗ trợ Ý Tưởng, Dự Án Khởi Nghiệp Tìm Nhà Đầu Tư:

 

Trả lời