Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần khi thành lập công ty – Trong quá trình kinh doanh, có thể do một số lý do mà doanh nghiệp cần thay đổi cổ đông. Vậy những thủ tục và lưu ý khi thay đổi cổ đông là gì?
Hãy cùng Vinaglobal.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Cổ đông công ty cổ phần
Điều kiện thành lập công ty cổ phần là có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập là người góp vốn để thành lập doanh nghiệp, cùng xây dựng nên công ty. Cổ đông sáng lập được ghi tên trong sổ cổ đông, có vai trò trong việc thông qua và ký tên trên bản điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.

Các cổ đông sáng lập phải giữ ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và có trách nhiệm thanh toán đủ số cổ phần này trong vòng 90 ngày kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình công ty hoạt động, cổ đông có thể thay đổi về số lượng do các cổ đông cũ chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác hoặc có người muốn góp thêm vốn góp.
Cổ đông phổ thông là người cũng góp vốn nhưng là vốn được chuyển nhượng từ người khác và không có tên trong Điều lệ công ty. Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông cổ phần sẽ khác so với cổ đông sáng lập.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Có cần chứng chỉ hành nghề không?
Lưu ý khi thay đổi cổ đông công ty cổ phần khi thành lập công ty
Do cổ đông sáng lập là một phần khi đăng ký kinh doanh, vì vậy, trong quá trình hoạt động, nếu công ty muốn thay đổi cổ đông thì cần làm thủ tục Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm góp thêm vốn dẫn đến tăng vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng cổ phần dẫn đến thay đổi cổ đông sáng lập của công ty. Đối với cổ đông phổ thông, nếu có thay đổi thì công ty tự giải quyết thay đổi hồ sơ nội bộ và không cần thông báo.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần khi thành lập công ty
– Thông báo phải được đánh máy và in thành văn bản, không được viết tay. Chỉ sử dụng ghim kẹp, không được dùng ghim bấm để bấm hồ sơ.
– Các loại văn bản, hồ sơ, giấy chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề… được in trên khổ giấy a4.
– Kể từ khi có Quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có 10 ngày làm việc để đăng ký thay đổi.
– Thời hạn để đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần là 3 năm kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực. Sau thời hạn trên, việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập CTCP sẽ không được thực hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, việc thay đổi thông tin cổ đông sẽ được thể hiện ở Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
>>> Xem thêm: DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY

Trình tự thực hiện việc thay đổi cổ đông công ty cổ phần khi thành lập công ty
Bước 1: Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp quận hoặc tỉnh nơi thực hiện đăng ký kinh doanh ban đầu
Bước 3: Nhân viên phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ và xem xét nó có hợp lệ không, sau đó giải quyết hồ sơ
Bước 4: Nhân viên bàn giao lại cho doanh nghiệp giấy hẹn để nhận kết quả giải quyết hồ sơ
Bước 5: Doanh nghiệp đến nhận lại hồ sơ đã được giải quyết vào giờ hành chính buổi chiều.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Các loại hồ sơ thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần hoặc tăng cho phần vốn góp
– Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập làm theo mẫu có sẵn đã được quy định, cần có chữ ký của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
– Văn bản quyết định về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của Chủ tịch hội đồng cổ đông. Trong quyết định có ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty.
– Bản sao của cuộc họp có thông báo việc thay đổi cổ đông sáng lập với chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc các cổ đông dự họp. Trong biên bản ghi rõ những nội dung được thay đổi so với Điều lệ đầu tiên của công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập sau khi đã thay đổi được thực hiện theo mẫu quy định.
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ cho thấy việc chuyển nhượng cổ phần đã hoàn tất.

– Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông mới. Nếu là cá nhân có quốc tịch Việt Nam thì cần có CMND hoặc hộ chiếu, đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài thì cần có hộ chiếu. Nếu cổ đông mới là tổ chức thì cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đó cùng giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện tổ chức.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
– Mục lục hồ sơ
– Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Vinaglobal.vn
Trên đây là một số chia sẻ của Vinaglobal.vn về những thủ tục cũng như lưu ý khi muốn thay đổi cổ đông của công ty cổ phần. Nếu bạn còn muốn được hỗ trợ bất cứ điều gì về nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Website: www.VinaGlobal.vn
ĐT: 0898 13 63 33
Email: vinaglobal.vn@gmail.com