Tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ khởi nghiệp ngày càng cao, trở thành một xu hướng mạnh mẽ, đặc biệt là với các bạn trẻ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp của nước ta và giai đoạn năm 2017 – 2020 chính là thời kỳ vàng phát triển của làn sóng này. Tuy nhiên, khởi nghiệp liệu có phải là con đường dễ dàng? Hãy cùng Vina Global tìm hiểu về Tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam.

Tại sao khởi nghiệp lại trở thành một xu hướng?
Dù biết rằng khởi nghiệp không phải là một con đường trải đầy hoa hồng. Bạn sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, vấp ngã, hàng trăm thứ phải lo. Thậm chí có thể phải đánh đổi hết tất cả, gạt bỏ mọi thứ sang một bên để đầu tư cho sự nghiệp mà chưa chắc đã thành công.

Tại sao khởi nghiệp lại trở thành một xu hướng

Nhưng cứ luôn có suy nghĩ tự ti như vậy thì khi nào bạn mới bứt phá và giành được thành công cho riêng mình. Vậy lý do nào để người trẻ sẵn sàng đương đầu với thử thách và bắt đầu tự tạo dựng sự nghiệp của mình.
– Làm chủ được chính mình: con người luôn không thỏa mãn với chính mình, không muốn bị người khác chi phối chính vì vậy họ muốn địa vị cao hơn, giàu có hơn để chi phối người khác.
– Tự do về thời gian: vào thời điểm bắt đầu sự nghiệp, bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn, chú tâm ngay từ đầu và đặc biệt bạn phải có một bộ óc sáng suốt, nhạy bén. Tuy nhiên nếu vượt qua được giai đoạn đầy thử thách này, đưa công việc vào quỹ đạo thì tự do về thời gian là điều bạn sẽ có được.
– Sự nghiệp để đời: với một người kinh doanh thành công, tài sản mà họ để lại cho con cháu là vật chất tồn tại, là sự nối nghiệp chứ không phải chỉ là định hướng và danh tiếng như giáo sư, bác sỹ,…
Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Khởi nghiệp thực sự không phải là một con đường dễ dàng, tỷ lệ thất bại trên con đường này lên tới 90%. Như câu nói nổi tiếng của Steve Job: “Khách hàng thường không biết họ muốn gì cho đến khi họ thấy một sản phẩm hoàn chỉnh”, nhiều doanh nghiệp đã tự tin cho rằng sản phẩm của mình sẽ phát triển và được người tiêu dùng đón nhận, đây chính là lý do hàng đầu khiến họ thất bại.


Tình trạng khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Vậy tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam như thế nào?
Các công ty khởi nghiệp ngày càng nhiều hơn, họ được ví như xác sống di động khi ra mắt thất bại hoặc không thể tăng trưởng dù đã được tiếp cận nguồn vốn. Có đến 90% Startup sớm thất bại ngay khi khởi động và 51% chết sau 5 năm.
Theo như một số thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2017, cả nước có 26.478 doanh nghiệp mới, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên số doanh nghiệp giải thể đồng thời cũng tăng cao:
– Số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể năm 2016 là 12.478, tăng 31.8%
– Số doanh nghiệp đình chỉ trong năm 2016 có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao đạt 60.677 doanh nghiệp
– Doanh nghiệp hoàn thành giải thể trong 2 tháng đầu năm 2017 là 2.500 doanh nghiệp, tăng 15%.
Nguyên nhân dẫn sự thất bại của các công ty khởi nghiệp:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nhưng những nguyên nhân sau đây vẫn thường hay được bắt gặp nhất:
– Nhiều người khởi nghiệp vội bắt đầu khi nghĩ ra ý tưởng mà chưa xác định rõ ràng mục tiêu hay chiến lược kinh doanh

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các công ty khởi nghiệp

– Thiếu hiểu biết về pháp lý làm nên những mâu thuẫn lợi ích không đáng có. Các Startup trẻ thường không mấy chú ý đến rủi ro liên quan đến lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp. Chính điều này khiến họ mất thời gian chi phí để giải quyết, thậm chí mất nhân viên tốt và đối mặt với những kiện tụng ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp.
– Nước ta còn thiếu hụt hệ sinh thái bền vững để hỗ trợ khởi nghiệp. Việt Nam cần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài.
– Những thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh chính là một trong những vấn đề khiến nhà đầu tư e ngại. Các thủ tục ở Việt Nam thường được xử lý lâu với nhiều giấy tờ yêu cầu khiến chúng ta bỏ lỡ rất nhiều các dự án khả thi.
Giải pháp cho các công ty khởi nghiệp
Việc tuyển dụng và giữ những nhân tài xuất chúng mới là vấn đề quan trọng trong việc phát triển công ty. Hơn là đầu tư vào những công cụ phù phiếm như thức ăn miễn phí hay văn phòng mở,…


Giải pháp cho các công ty khởi nghiệp

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần xác định chiến lược kinh doanh và tính khả thi của nó một cách chắc chắn trước khi bắt đầu. Cần thận trọng với chiến lược tăng trưởng bởi phần lớn các doanh nghiệp thường không thể xử lý tốc độ tăng trưởng nhanh và dễ gây mất thị trường dẫn đến việc ra mắt thất bại, sản phẩm không được người tiêu dùng đón nhận.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Vina Global về Tỷ lệ khởi nghiệp thành công ở Việt Nam. Có thể thấy khởi nghiệp không phải là con đường dễ dàng nhưng nếu không dám thử thách thì làm sao có được thành công. Từ những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định mang đến ngọn lửa bùng sáng trong bạn.

Trả lời